Chương trình ƯU ĐÃI TRIỄN LÃM 20% CHỈ diễn ra từ 27/09 đến hết 02/10/2022.

Nguồn gốc của tôm khô thiên nhiên hảo hạng - Xứ Cà Mau

Xứ Cà Mau - Cái nôi của tôm khô thiên nhiên hảo hạng

“Muỗi kêu mà như sáo thổi, 

đỉa lềnh tựa bánh canh. 

Em yêu anh nên đành xa xứ, 

xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau…”

Chỉ bằng lời bài hát dân gian được nghe qua nhiều thế hệ cũng giúp ta hình dung được ít nhiều về xứ Cà Mau, nơi xưa kia được mệnh danh là mảnh đất “rừng thiêng nước độc”. Nhưng mấy ai biết rằng chính mảnh đất cằn cỗi, hoang sơ ngày nào giờ đây là nơi nuôi dưỡng và cung cấp nhiều tặng phẩm từ thiên nhiên, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Nhờ ưu thế sở hữu địa hình và điều kiện tự nhiên không nơi đâu có được vì ngoài biển, Cà Mau còn có rừng ngập mặn cùng hệ sinh thái đa dạng độc đáo bậc nhất, đan xen giữa môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ tạo nên sự độc đáo, đa dạng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau – được kỷ lục thế giới ghi nhận chỉ đứng thứ hai sau rừng Amazon của Nam Mỹ.

Khi đến Đất Mũi Cà Mau, sẽ là thiếu sót nếu bạn không ăn thử món tôm khô thiên nhiên của vùng, bởi loại đặc sản mang nhiều tinh túy từ thiên nhiên này không lẫn với bất cứ nơi nào khác. Khi tìm hiểu nguồn gốc, quá trình chế biến mới biết trân quý giá trị ẩm thực trong từng con tôm mà thiên nhiên nơi đây dành tặng cho con người.

Nhờ sự gắn bó lâu dài với nghề thủ công truyền thống từ hàng trăm năm nay nên khác với nhiều địa phương của Nam Bộ, nghề làm tôm khô ở các địa phương như thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), xã Khánh Hội (huyện U Minh) và thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) của tỉnh Cà Mau vẫn được đánh giá cao nhất ở cả chất lượng và số lượng. Vì là nghề truyền thống nên đến nay nghề làm tôm khô vẫn tiếp tục được phát triển ở các khóm, ấp ven sông biển của tỉnh Cà Mau, từ đó tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cung cấp số lượng lớn tôm thiên nhiên có khi đạt đến con số hàng chục tấn mỗi năm. Chính vì sự thịnh vượng của nghề làm tôm khô nên tỉnh Cà Mau dần hoàn thành chủ trương phát triển nghề làm tôm khô thành nghề truyền thống và có thương hiệu, trong đó dự kiến mỗi năm cung cấp cho thị trường ít nhất 50 tấn sản phẩm. Việc xây dựng làng nghề tôm khô vừa để bảo tồn làng nghề truyền thống, vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Ngoài hình thức thu hoạch và chế biến theo phương thức dân gian, sản xuất riêng lẻ mang tính chất thủ công gia đình thì hình thức áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất quy mô lớn theo dây chuyền công nghệ kết hợp máy móc và lao động của con người cũng là lợi thế giúp tiết kiệm thời gian cho toàn bộ quá trình sản xuất. Theo đó, đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu thông qua quảng bá sản phẩm, liên kết sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP (chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị) theo nhu cầu thị trường. Nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần mang sản phẩm tôm khô xuất khẩu vươn xa thương hiệu ra thế giới.

Bằng sự kết hợp giữa phương pháp thủ công và công nghệ hiện đại, NaGi đã cung cấp cho người tiêu dùng mặt hàng tôm khô chất lượng, giúp giữ nguyên hương vị thiên nhiên, giúp tăng thêm giá trị dinh dưỡng khi không sử dụng chất bảo quản - phụ gia - phẩm màu… trong quá trình chế biến. Chính vì có hiểu biết về địa hình, điều kiện tự nhiên Cà Mau nên NaGi đã tuyển chọn kỹ càng cũng như giữ an toàn vệ sinh trong suốt quá trình thu hoạch, chế biến và đóng gói. Luôn sẵn lòng chào đón khách tham quan quy trình chế biến để mang đến sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên