Chương trình ƯU ĐÃI TRIỄN LÃM 20% CHỈ diễn ra từ 27/09 đến hết 02/10/2022.

8 sai lầm khi ăn tôm cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe

Tôm là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hay giúp xương phát triển khoẻ mạnh,… Tuy nhiên, sẽ có những lầm tưởng thường gặp trong việc ăn tôm làm mất giá trị dinh dưỡng của tôm, gây hại sức khỏe.

Dưới đây, NaGi sẽ liệt kê cho bạn một số trường hợp sai lầm khi ăn tôm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, mời bạn cùng đọc! 

1. Ăn quá nhiều tôm

Tôm giàu đạm, canxi, photpho, acid béo và các loại chất khoáng khác, vì thế mà nhiều người xem việc ăn tôm thường xuyên như là biện pháp để phòng ngừa các bệnh về tim mạch và tốt cho cơ thể. Kết quả là trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người lớn chỉ nên tiêu thụ thịt tôm tối đa 100g/ngày và trẻ em tùy vào lứa tuổi mà hạn chế ở mức 20 – 50g/ngày. 

Nếu bạn hấp thụ lượng tôm cho phép quá nhiều một ngày  thì đây sẽ là nguyên nhân gây ra các tình trạng:

  • Rối loạn tiêu hoá
  • Khó tiêu
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy

2. Ăn tôm tái, sống

Không chỉ Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật, Trung, Mỹ,… đều cho rằng việc ăn tôm sống là chuyện bình thường, đây là cách để cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của tôm nhất. Thực tế cho thấy tôm ăn sống không hề an toàn, nếu tôm không được chế biến và nấu chín sẽ tạo cơ hội cho sán và ấu trùng xâm nhập vào cơ thể.

Bạn có thể ăn tôm sống chung với baijuu, chanh, mù tạt hay cho dù bất kỳ sự kết hợp nào khác đi nữa thì tôm vẫn có thể ẩn chứa một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Theo chuyên gia FDA khuyến khích mọi người nên tránh và hạn chế ăn tôm sống vì bản thân nó có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao, có thể lây nhiễm sang cơ thể người.

3. Ăn vỏ tôm vì chứa nhiều canxi

Nhiều người tin rằng tôm chứa nhiều canxi ở vỏ vì đây là thành phần quan trọng tạo nên sự cứng cáp của vỏ tôm. Theo Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm đã chỉ ra rằng, vỏ tôm không chứa nhiều canxi cũng không có nhiều dinh dưỡng, lượng canxi chủ yếu ở thịt, chân và càng tôm.

ăn vỏ tôm có tốt không

Mặt khác, chất kitin có trong vỏ tôm khi kết hợp với các thành phần trong một số loại thực phẩm khác có thể tạo nên kết tủa hoặc biến chất tạo ra độc tố. Do đó, bạn hãy bỏ quan niệm sai lầm ăn vỏ tôm, nó không giúp bạn hấp thụ thêm canxi mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

4. Ăn tôm khi bị ho

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê thị Hải, ho là do bệnh lý gây ra chứ không phải do ăn tôm gây nên. Ngược lại, trong tôm rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa, rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

ăn vỏ tôm có tốt không

Đôi khi đang bị ho mà bạn ăn tôm không bóc vỏ, có thể phần vỏ cứng sẽ ma sát với niêm mạc họng gây ngứa và ho, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vì vậy, kiêng các loại chất tanh như tôm, cá mà dân gian thường nói khi trẻ bị ho là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

5. Ăn đầu tôm bổ mắt

Ngày xưa, người ta hay truyền nhau rằng ăn mắt bổ mắt mắt nên chúng ta thường ăn hết cả đầu tôm. Theo nhiều nghiên cứu thì phần đầu của tôm có rất ít chất dinh dưỡng mà nó chủ yếu tập trung phần chất thải của tôm. Ngược lại, khi ăn phần đầu tôm đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn luôn túi chất thải của chúng nên trên đầu nữa, đây là thói quen mà nhiều người nên bỏ khi ăn tôm.

ăn đầu tôm có tốt không

6. Ăn hoặc nấu tôm với các loại rau củ quả giàu Vitamin C

Trong tôm có chứa nhiều chất asen, khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua,…

Một số loại thực phẩm “cấm kị” không nên ăn cùng tôm để tránh các bệnh như:

  • Tôm kết hợp cùng bí ngô
  • Tôm dùng cùng nước ép hay sữa đậu nành
  • Tôm ăn cùng táo đỏ.

vitamin C

7. Ăn tôm và uống bia

Khi ăn tôm kết hợp với uống bia cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ bởi trong bia có chứa nhiều vitamin B1, khi gặp các chất đạm có trong tôm dễ tạo ra kết tủa. Nếu chúng ta ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến bệnh sỏi thận. 

Bên cạnh đó, uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể dễ dàng sản xuất ra axit uric ảnh hưởng đến thận, đặc biệt là bị gout.

vitamin C

8. Phụ nữ mới sinh liệu có nên ăn tôm?

Có nhiều ý kiến cho rằng tôm là thực phẩm có tính hàn, ảnh hưởng đến vết mổ và không tốt đối với cơ thể mẹ sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh, đặc biệt là đẻ mổ nên ăn tôm để bổ sung dưỡng chất, nhanh hồi phục sức khỏe. 

vitamin C

Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong tôm sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho em bé phát triển. Cụ thể, các mẹ hãy ăn tôm sau sinh 1 tuần và ăn với lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Những lợi ích tuyệt vời mà tôm mang lại cho sức khỏe con người là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, bạn cần phải ăn đúng cách và nhớ chú ý một vài điều như NaGi đã chia sẻ trên đây để tránh gây ra các bệnh không mong muốn nhé!
 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên